Home » Tin tức » Kiến thức cáp quang » Hướng dẫn cách xem đèn tín hiệu converter quang điện

Hướng dẫn cách xem đèn tín hiệu converter quang điện

4092 lượt xem Đã đăng trên Hướng dẫn sử dụng, Kiến thức cáp quang Trần Hưng

Chúng ta cùng hiểu về khái niệm converter quang điện.

Converter quang – bộ chuyển đổi quang điện là thiết bi chuyển đổi tín hiệu điện sang tín hiệu quang và ngược lại, thường được ứng dụng trong các hệ thống cần truyền tải dữ liệu tốc độ cao, khoảng cách lớn và đòi hỏi khắt khe về sự ổn định của tín hiệu.
Bộ chuyển đổi quang điện còn có thể tự động điều chỉnh theo tiêu chuẩn IEEE802.3u (tự động điều chỉnh tốc độ 10/100 hay 1000Mbps tùy loại thiết bị). Các đèn LED sẽ báo hiệu trạng thái của bộ chuyển đổi quang điện, tốc độ cổng điện (cáp UTP , RJ-45), Link, và tình trạng full/ half duplex, cổng quang FX. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xem đèn tín hiệu trên converter quang điện:

Trên bộ chuyển đổi quang điện (converter quang) có 6 đèn LED thông báo trạng thái của hoạt động của hệ thống mạng, biết cách xem đèn trên Converter quang điện cho ta biết được hệ thống mạng đang làm việc ra sao và giúp ta khắc phục nhanh hệ thống mạng khi sự cố xảy ra.

1. Các kí hiệu trên đèn của Converter quang

Đèn trên Converter quang được chia thành 2 hàng dọc FX và TX, 3 hàng ngang là (Ngõ vào, tín hiệu truyền nhận, ngõ ra). Khi hoạt động cả 6 đèn sẽ sáng (với Converter quang điện 10/100M), 2 đèn giữa (Link/Act) sáng nhấp nháy liên tục. Với converter loại 10/100/1000M thì sáng 5 đèn thôi. Khi cắm vào sw 1G thì sáng đèn 1000M (đèn 100M tắt), còn khi cắm vào con sw 100M thì đèn 100M sẽ sáng (đèn 1000M tắt).

Các kí hiệu viết tắt được viết trên đèn:

  1. PWR: đèn nguồn
  2. Link/Activity: đèn dữ liệu truyền nhận
  3. FX: Là chuẩn cho công nghệ truyền sử dụng cáp quang (Đèn tín hiệu quang)
  4. TX: Là công nghệ trong mạng Fast Ethernet, cho phép truyền tín hiệu bằng cắp đồng xoắn đôi (Đèn tín hiệu Lan)
  5. FDX: Là đèn chế độ Full Duplex. Khi đèn không sáng thì cổng Fast Ethernet đang ở chế độ Half Duplex. Hiện tại hầu hết các Converter quang điện có thể tự động điều chỉnh chế độ Duplex trên cổng TX và thể hiện trạng thái trên đèn LED phía trước.

Các lỗi thường hay gặp:

Câu hỏi: Lâu nay mình thường hay gặp trường hợp nhiều bạn pm hoặc gọi điện hỏi tại sao cáp quang thông rồi ((bắn laser) mà khi cắm vào converter lại không sáng đủ đèn hoặc đèn tín hiệu quang không sáng?

Trả lời: Với câu hỏi trên mình chia sẻ một ít kinh nghiệm giúp các bạn xử lý nhanh chóng các cách như sau:

  1. Lỗi trên thường gặp ở converter 1 sợi quang: Các bạn thông tường không để ý đến đầu thu và đầu nhận (A/B) nên dẫn đến việc mua nhầm 2 đầu A hoặc 2 dầu B nên dẫn đến việc là cắm 2 đầu 2 con A hoặc 2 con B dẫn đến việc quang thông mà converter không ko sáng đèn. Khắc phục: Cắm đúng bộ 1 đầu A 1 đầu B là chạy bình thường.
  2. Bấm đầu Fast connector không đúng chuẩn hoặc đầu Fast connector lởm dẫn đến suy hao cáp quang quá cao nên Converter quang không nhìn thấy nhau. Khắc phục: Bấm lại đầu cáp quang hoặc thuê dịch vụ hàn cáp quang.
  3. Lỗi do kéo cáp quang không đúng cách: treo, néo không đúng kỹ thuật. Trong quá trình kéo cáp quang bị xoắn, rối, bị gập nhiều chỗ dẫn đến suy hao cáp quang. Khắc phục: Kéo lại cáp quang đúng kỹ thuật.
  4. Trường hợp cáp quang bị lỗi (ít gặp) nhưng cũng có gặp. Cáp quang bị lỗi chết bước sóng 1310nm hoặc 1550nm dẫn đến converter không sáng đèn. Khắc phục: Thay cáp quang khác.

2. Cách xem đèn trên converter quang 10/100Mbps

2.1. Trường hợp conveter quang điện mất tín hiệu quang

Trạng thái trên converter quang điện 10/100M Trường hợp mất tín hiệu quang, 2 đèn Link/Act của hàng FX bị tắt (Hình 2.1): Kiểm tra Dây nhảy quang nối từ Converter quang điện vào hộp phối quang (ODF quang) xem có bị đứt không. Tiếp đến ta kiểm tra đường cáp quang nối từ ODF quang điểm bên này sang ODF đầu bên kia có thể kiểm tra bằng cách dùng bút soi quang hoặc nguồn sáng mạnh soi ở một đầu để kiểm tra thông quang (Với hệ thống mạng Internet sử dụng Converter quang điện đoạn cáp quang này do nhà cung cấp dịch vụ quản lý, ta gọi cho nhân viên nhà mạng đến khắc phục đường truyền).

Converter quang điện mất tín hiệu quang
Hình 2.1. Converter quang điện mất tín hiệu quang

2.2. Trường hợp conveter quang điện mất kết nối LAN

Trường hợp mất kết nối LAN từ Switch đến Converter quang điện, đèn hàng TX và đèn FDX sẽ bị mất (Hình 2.2): Thử dùng cổng khác trên Switch mạng. Kiểm tra dây cáp mạng nối từ bộ chuyển đổi quang điện vào Switch (với hệ thống mạng Internet sử dụng Converter quang điện ta kiểm tra dây cáp từ Media converter vào Modem và từ Modem vào Switch) được kết nối đúng chưa, Cáp mạng phải được cắm chắc chắn tại tất cả các kết nối. Nếu cáp được cắm tốt mà vẫn chưa có mạng ta dùng cáp mạng khác thay thế.

Converter quang điện mất tín hiệu Lan
Hình 2.2. Converter quang điện mất tín hiệu Lan

2.3. Trạng thái converter quang điện hoạt động bình thường.

Converter quang điện hoạt động bình thường
Hình 2.3. Converter quang điện hoạt động bình thường

Trường hợp Converter sáng đủ 6 đèn (Hình 2.3) lúc này tín hiệu quang và tín hiệu quang đã thông và hoạt động bình thường. Nhưng trong trường hợp sáng đủ 6 đèn mà kết nối vẫn down: có nhiều trường hợp bộ chuyển đổi quang điện, Modem, Switch bị treo ta cần khởi động lại. Trường hợp ta không tìm ra ngay điểm xảy ra sự cố ta chia mạng thành các đoạn nhỏ để dễ dàng xử lý.

3. Cách xem đèn trên converter quang 10/100/1000Mbps

3.1. Trường hợp conveter quang điện 1G mất tín hiệu quang

Trạng thái trên Converter quang điện 1Gb Khi mất tín hiệu quang, đèn FX sẽ tắt, Converter quang điện sẽ còn 4 đèn sáng (Hình 3.1). Khắc phục mất tín hiệu quang chúng ta kiểm tra dây nhảy quang, đường cáp quang xem có bị đứt gãy hay không.

Converter quang điện 1G mất tín hiệu quang
Hình 3.1. Converter quang điện 1G mất tín hiệu quang

3.2. Trường hợp conveter quang điện 1G mất tín hiệu Lan

Khi mất kết nối LAN từ Switch đến Converter quang điện 2 đèn hàng TX sẽ tắt, lúc này chỉ còn đèn FX và đèn nguồn trên Converter quang sáng (Hình 3.2). Xử lý lỗi này cũng tương tự như conveter 100Mbps chúng tôi đã nói ở trên.

Converter quang điện 1G mất tín hiệu lan
Hình 3.2. Converter quang điện 1G mất tín hiệu lan

3.3. Trường hợp conveter quang điện 1G hoạt động bình thường

Bộ chuyển đổi quang điện sáng đủ 6 đèn (đối với mạng đạt tốc độ trên 100Mbps hoặc sáng 5 đèn với mạng có tốc độ dưới 100Mbps). Khi Converter quang điện sáng đủ 5 đèn (Hình 3.3) mà kết nối vẫn bị mất: ta nên kiểm tra xem thiết bị như Switch hoặc Bộ chuyển đổi quang điện có bị treo hay không không và khởi động lại, kết hợp với việc phân đoạn mạng thành những đoạn nhỏ để tìm điểm xảy ra sự cố giúp ta khắc phục nhanh hơn. Thông thường lỗi này xẩy ra là do bộ chuyển dổi quang điện bị lỗi kỹ thuật hoặc trị treo. Chúng ta có thể thay đổi bộ khác vào.

Converter quang điện 1G hoạt động bình thường
Hình 3.3. Converter quang điện 1G hoạt động bình thường

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn cách xem đèn xem đèn tín hiệu trên converter quang điện được sử dụng rộng rãi hiện nay với tốc độ 10/100/1000Mbps của hãng NETLINK. Các bộ chuyển đổi quang (converter quang) của cách hãng khác như ZINCOM, BTON, GNET, WINTOP, TPLINK, DLINK, PLANNET,…thì các bạn cũng áp dụng cách xem đèn tương tự để xác định được lỗi phát sinh từ đâu (do thiết bị hay do cáp truyền tín hiệu) để có hướng xử lý sự cố. Còn nếu các bạn vẫn chưa hiểu rõ hay cần chúng tôi hỗ trợ gì thì vui lòng comment vào bên dưới hoặc gọi cho chúng tôi theo các số Hotline 0973931345 để được tư vấn nhé.

5/5 - (8 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *